CHẤT ĐIỆN GIẢI PHẦN 4: VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐIỆN GIẢI TRONG HIỆU QUẢ TẬP LUYỆN

January 25th 2021

CHẤT ĐIỆN GIẢI PHẦN 4: VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐIỆN GIẢI TRONG HIỆU QUẢ TẬP LUYỆN

Để hiểu rõ tác dụng của chất điện giải đối với hiệu quả tập luyện, trước tiên chúng ta cần hiểu điều gì đang diễn ra trong khi tập luyện. Khi bạn tập luyện, cơ thể bạn sử dụng nhiều nguồn năng lượng khác nhau để cung cấp năng lượng để cơ bắp hoạt động mạnh. Sự co cơ cần năng lượng và sinh ra nhiệt. Nhiệt độ trung bình cơ thể là khoảng 98.6°F (37°C). Tuy nhiên, bạn càng tiêu hao nhiều năng lượng thì bạn càng sản sinh ra nhiều nhiệt, điều này khiến nhiệt độ cơ thể tăng. Cơ thể luôn có nhu cầu duy trì ở mức nhiệt độ trung bình và làm mát. Vì vậy, hệ thần kinh bắt đầu cản nhận sự tăng nhiệt độ và điều khiển cơ thể bắt đầu có biện pháp để kiểm soát nhiệt độ cơ thể.

MỒ HÔI

Tiết mồ hôi là phản ứng bình thường với các bài tập. Cơ thể chúng ta có hàng triệu tuyến mồ hôi, và chúng rất quan trọng để giúp điều tiết nhiệt độ cơ thể. Để ngăn chặn nhiệt độ tăng do khối lượng các bài tập luyện, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tăng lượng máu tới da và sản sinh mồ hôi. Bạn sẽ thường nghe nói rằng mồ hôi chứa các chất thải và mồ hôi có thể giúp đào thải các chất độc. Tuy nhiên, đó chỉ là truyền thuyết. Mồ hôi chủ yếu cà nước và có chứa một số những chất điện giải khác nhau (chất khoáng). Sodium (muối) có thể rời khỏi tế bào vào tuyến mồ hôi nhanh chóng bài tiết ra cùng nước. Áp lực tăng lên trong tuyến mồ hôi đẩy nước và các chất khoảng qua các lỗ chân lông. Tuy nhiên, cơ thể không đơn giản làm mát khi chúng ta toát mồ hôi. Nhiệt độ chỉ được giải thoát khi mồ hôi bốc hơi từ da vào không khí.

BÙ NƯỚC

Các chất điện giải đóng vai trò lớn trong quá trình bù nước. Các chất điện giải không bù nước. Nước giúp cơ thể bù nước. Tuy nhiên, các chất điện giải giúp điều chỉnh cân bằng chất lỏng. Hãy nhớ rằng chất lỏng trong cơ thể và mồ hôi không chỉ là nước. Thay vào đó, chúng có chứa các loại và số lượng các chất điện giải khác nhau phụ thuộc vào từng bộ phận khác nhau trong cơ thể. Ví dụ, sodium là chất khoảng chủ yếu tìm thấy bên ngoài tế nào (ngoại bào) trong khi potassium là chất khoảng chính tìm thấy bên trong tế nào (nội bào). Nhìn chúng, duy trì chất lỏng cân bằng là cần thiết cho sức khỏe và hiệu suất tập luyện. Quá ít hoặc quá nhiều của bất kì chất dinh dưỡng nào cũng ảnh hượng đến hiệu quả tập luyện.

Quá trình mất nước (hypohydration) xảy ra khi chất lỏng trong cơ thể ít hơn nhu cầu cần thiết. Đây là kết quả của việc uống không đủ nước hoặc mất quá nhiều nước. Nước có thể mất trong quá trình trao đổi chất, hô hấp, da, mồ hôi, nước tiểu và bài tiết. Nếu lượng chất lỏng quá thập, có thể rất khó để bù nước và bù các chất điện giải nhanh chóng. Thêm vào đó, hiệu quả tập luyện sẽ bị ảnh hưởng khi bị thiếu nước. Trong thực tế chỉ cần thiếu 2% nước có thể dẫn đến giảm hiệu quả tập luyện. Thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến chức năng tế nào, giảm lượng máu, giảm lượng mồ hôi bài tiết, tăng nhiệt độ tế bào, tăng sử dụng glycogen cơ bắp và tăng khả năng chấn thương. Dấu hiệu đầu tiên nhận biết thiếu nước là khát, da ửng đỏ, mệt mỏi sớm và gắng sức.

Thừa nước (hyperhydration) là khi lượng nước trong cơ thể cao hơn nhu cầu cần thiết. Đây là kết quả của uống quá nhiều nước. Nhìn chung, tình trạng này chị là tạm thời vì thận thường sẽ phản ứng lại bằng cách tăng lượng nước tiểu thải ra. Tuy nhiên, thận có thể phải làm việc quá nhiều vì lượng nước nạp vào quá nhanh. Uống quá nhiều nước sẽ làm loãng các chất điện giải trong cơ thể, điều này có thể tạo ra những kết quả tiêu cực đối với hiệu quả tập luyện và sức khỏe nói chung. Trong một vài trường hợp đặc biệt, khi có dấu hiệu giảm các chất điện giải đáng kể, uống quá nhiều nước mà không bù các chất điện giải sẽ dẫn đến tình trạng thừa nước.

KHUYÊN BẠN

1. Có kế hoạch cá nhân

2. Tạo thói quen bù nước khỏe mạnh

3. Hiểu mức toát mồ hôi của bạn

4. Kiểm soát sự bù nước

5. Theo dõi cân nặng trước và sau khi tập để biết lượng nước mất đi và bù theo nhu cầu.

6. Trước, trong và sau khi tập bổ sung chất lỏng mát

7. Bổ sung chất lỏng trước khi tập để làm đậy lượng chất lỏng

8. Ta Bổ sung nước trong khi tập luyện. Đủ nước trong khi tập chuyên sâu ngắt quãng giúp bù lượng nước mất qua mồ hôi

9. Bổ sung nước sau khi tập

10. Nếu hoạt động nhiều hơn 1 tiếng hoặc nếu lượng mồ hôi ra quá nhiều, hãy bù nước và chấ điện giải.

Bạn cần hiểu điều quan trọng là – lượng nước cân bằng là không thể đạt được. Bù nước rất khác nhau giữa từng các nhân. Điều quan trọng cần hiểu là quá nhiều hoặc quá ít cũng đều ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện. Hiểu nhu cầu của cơ thể và hiểu phản ứng của cơ thể. Trong điều kiện bình thường, cân bằng chất lỏng được điều chỉnh chặt chẽ, tuy nhiên tập luyện sẽ tạo thách thức cho cân bằng chất lỏng. Hãy nhớ rằng, mồ hôi bao gồm cả nước và chất điện giải. Bù nước với chất điện giải sẽ giúp bạn cân bằng lượng chất điện giải. Sau đó, hãy đảm bảo bù nước và chất điện giải là một phần của kế hoạch tập luyện của bạn.